Ginger Farm
Lemon Grass
Benzoin Forest
Farmer on the farm
Rose Farm

Tác dụng chữa bệnh của tinh dầu

Ngoài tác dụng chữa bệnh, tinh dầu còn dùng để chế mỹ phẩm, dầu gội và làm gia vị trong công nghệ thực phẩm. Tinh dầu là chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi thơm, tùy theo từng loại thảo mộc có thể chế biến thành tinh dầu.

 

Tinh dầu chanh có tác dụng làm thơm các thuốc phiến, thuốc ngậm hay thuốc bột để uống cho dễ (viên C chanh). Tinh dầu được dùng chế các loại thuốc bôi, xoa, làm tan những vết tụ máu bầm tím, làm dịu cơn đau. Tinh dầu còn làm thuốc chống cảm cúm, sát khuẩn và kích thích tiêu hóa. 

Tinh dầu có ở đâu? Tinh dầu có ở trong hoa như: hoa hồng, hoa bưởi, hoa hồi, đinh hương. 

Tinh dầu có ở trong vỏ quả như: vỏ cam, vỏ quít, vỏ chanh, vỏ bưởi.... 

Tinh dầu có ở trong lá như lá bạc hà, hương nhu, khuynh diệp, húng chanh, tía tô, kinh giới, đại bì, cúc tần, lá tràm, lá chổi, lá sả, long não, cam, chanh, quýt... 

Tinh dầu có trong vỏ cây như quế, trong gỗ như trầm hương, long não. 

Tinh dầu có ở trong rễ, củ như: củ gừng, riềng, hành, tỏi, xuyên khung, bạch chỉ, bạch truật, đương quy... 

Tinh dầu có ở trong quả như sa nhân, xuyên tiêu, màng tang, thảo quả, phật thủ... 

Muốn có tinh dầu, người ta thường dùng phương pháp cất, cất khô hoặc cất tươi vì tinh dầu không tan trong nước, người ta phải dùng máy móc chưng cất tinh dầu với nhiệt độ khác nhau để được lấy tinh dầu tinh khiết. 

Tác dụng chữa bệnh của một số loại tinh dầu 

Tinh dầu sả: Có tác dụng sát khuẩn trong bệnh viện, tẩy uế nơi ô nhiễm, làm thuốc kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng. Ngoài ra, tinh dầu sả còn dùng để đuổi muỗi, làm nước hoa, xà-phòng thơm và dầu gội đầu. 

Tinh dầu quế: Tác dụng kích thích tuần hoàn máu tăng lên, hô hấp mạnh lên, kích thích tăng bài tiết, tăng cường co bóp tử cung, tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế còn dùng xoa bóp vùng đau, bầm tím do chấn thương, dùng đánh gió khi bị cảm mạo. 

Tinh dầu chanh: Là chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi thơm của chanh. Tác dụng làm thơm các thuốc phiến, thuốc ngậm hay thuốc bột để uống cho dễ (viên C chanh). Ngoài ra, còn dùng để chế nước gội đầu. 

Tinh dầu bạc hà: Dùng làm thuốc sát khuẩn xoa bóp nơi sưng, đau như các khớp, đau đầu do cảm nắng, chữa đầy bụng khó tiêu. Tinh dầu bạc hà bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ. Kẹo bạc hà dùng điều trị ho, điều trị đau dây thần kinh ngoại biên. Không dùng tinh dầu này để nhỏ mũi và bôi họng, dễ gây hiện tượng ức chế, có thể ngừng thở, ngừng tim đột ngột. 

Tinh dầu hương nhu: Cây hương nhu trắng và tía đều có tinh dầu, tỷ lệ tinh dầu hương nhu trắng cao gấp đôi hương nhu tía. Nước ta trồng nhiều hương nhu để chiết xuất tinh dầu xuất khẩu. Tác dụng của tinh dầu hương nhu chế thành chất ơgenola, một vị thuốc rất cần trong nha khoa và tổng hợp chất vanilin 

Tinh dầu long não: Tinh dầu long não phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế xineola). Tinh dầu long não đỏ chứa safrona. Tinh dầu long não có thể dùng ngoài xoa bóp thay long não đặc chữa cảm lạnh, tiêu viêm, giảm sưng nề, ngoài ra còn có tác dụng chế thuốc trừ sâu, hòa tan sơn nhựa làm dung môi. 

Tinh dầu đinh hương: Có tác dụng diệt sâu bọ và sát khuẩn, tinh dầu đinh hương được dùng trong nha khoa làm thuốc tê diệt tủy răng, nước ta chưa trồng được đinh hương nên phải nhập từ nước ngoài.



 

Tinh dầu trị hôi chân, hôi giày (26/07/2018)

Bảo quản sữa bột đúng cách (26/07/2018)

Hướng dẫn pha chế tinh dầu đúng cách (26/07/2018)

Cách sử dụng liệu pháp mùi hương (26/07/2018)

Bảo quản tinh dầu đúng cách (26/07/2018)

Các phương pháp chưng cất tinh dầu (26/07/2018)

Liệu pháp trị liệu bằng tinh dầu (26/07/2018)

Phân biệt tinh dầu và hương liệu (26/07/2018)